Khoa Chiến
|
họp mặt tại nhà anh tám Tự |
Tôi tham dự cuộc họp mặt đồng
hương Quảng Nam lần đầu vào ngày 31.3.2012 tại nhà anh Nguyễn Văn Tự (quê gốc
Hòa Vang) ở phường 4, TP. Bến Tre qua lời mời của bác sĩ Nguyễn Hữu Hữu (làm
việc ở bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu –Bến Tre).
|
mừng nhà mới anh Thẩm |
Lời mời với tôi vừa bất ngờ vừa không
bất ngờ. Bất ngờ bởi tôi từng biết BS Hữu là người Quảng Nam nhân một lần đi
cứu trợ những nạn nhân của bão Durian tại Bến Tre hồi tháng 12.2006 nhưng lần
đó chỉ chào hỏi nhau qua loa rồi rất lâu không gặp lại. Chỉ đến gần
5 năm sau, khi đi đưa tin một cháu bé bị
trọng thương được chính anh cứu sống và sử dụng ảnh do chính anh chụp tặng đăng
báo, hai bên mới trở nên gần gũi nhau hơn. Mới biết kỹ Hữu quê gốc Điện Bàn,
sống tại Đà Nẵng và thời THPT từng theo học thầy Nguyễn Đình Trọng (tức nhà thơ
Đông Trình), một người thầy tôi rất quý mến tại trường Phan Châu Trinh –Đà Nẵng,
nơi tôi theo học trung học trước năm 1975. Còn Hữu cũng biết rõ tôi dân Huế dù
từng gắn bó với Đà Nẵng nói riêng và Quảng Nam nói chung trong một thời gian
không ngắn. Vậy nhưng khi ý tưởng hình thành hội đồng hương Quảng Nam trên đất
Bến Tre nhen nhúm trong tâm trí những người rặt gốc xứ Quảng sống tại TP. Bến
Tre như Hữu cùng một số
anh như anh Tự
đã nói trên, anh Lê Thế Linh (Đại Lộc), anh Trần Công Hội (Điện Bàn), anh Phạm
Đạt Nhân (Đại Lộc)… thì Hữu đã đem chia sẻ với tôi ngay.
|
họp mặt tại nhà anh Thế Linh |
Sự tin cậy vô tư, trong lành ấy
gieo trong tôi niềm cảm kích thầm lặng. Chợt nhớ lại một dịp gặp tôi ở Bến Tre
rất lâu trước đó, anh Nguyễn Công Khế (người Thăng Bình, lúc ấy đang giữ chức
tổng biên tập báo Thanh Niên) từng “rầy” tôi một câu “ông nên giảm bớt cái máu
Quảng Nam trong người ông lại” khi tham gia dàn hòa giữa tôi và một đồng sự làm
chung cơ quan tỉnh đoàn tại đây. Hóa ra trong thâm tâm rất nhiều người Quảng Nam
biết tôi đã từng xếp tôi thành người xứ Quảng lúc nào không hay. Không biết có
phải do tôi quen sống nếp ăn ngay nói thẳng, một đặc trưng của tính cách Quảng Nam, mà nhiều
khi trong đời phải trả giá đắt. Cũng không biết có phải do tôi từng gắn bó mật
thiết với đất Quảng ngay từ tuổi thiếu niên cho đến khi vào tuổi trưởng thành
phải đứng trước bao ngã đường phải chọn lựa. Đất Quảng với tôi như một lẽ tự
nhiên tự bao giờ đã hóa “tâm hồn” (như cách nói của Chế Lan Viên) hay đã là
“nhà” như chữ nhà trong câu thơ “Ơi quê hương đâu cũng là nhà” của Chim Trắng
–nhà thơ quê Bến Tre. Cái tiếng Huế cha sinh mẹ đẻ mà tôi không hề từ bỏ chẳng
hề hấn gì khi tôi hòa mình vào không khí nghĩa tình thắm thiết của đồng hương
xứ Quảng trên đất xứ dừa quê vợ, nơi tôi sẽ định cư cho đến cuối đời.